Các yếu tố quan trọng để chọn máy đo OTDR

Bài này trình bày OTDR là gì? và các yếu tố quan trọng của máy đo OTDR dành cho các bạn mới vào ngành, mới tìm hiểu hoặc đam mê công nghệ.

Ftbx 730d 3
FTBx-730D và đầu nối Swap-Out

Công nghệ OTDR là gì?

OTDR là máy kiểm tra sợi quang, mô tả đặc tính của mạng quang hỗ trợ viễn thông. Mục đích của OTDR là phát hiện, định vị và đo suy hao của các phần tử tại bất kì vị trí nào trên đường liên kết cáp quang.

OTDR chỉ cần kết nối vào một đầu của liên kết và hoạt động giống như một hệ thống radar một chiều. Bằng cách cung cấp các dấu vết, sự kiện bằng hình ảnh của các sợi được thử nghiệm, có thể được biểu diễn dạng đồ họa của toàn bộ liên kết sợi quang.

<<Tham khảo>> Các loại máy đo OTDR thông dụng nhất hiện nay

Biện pháp đo OTDR là gì?

Đưa các xung ánh sáng vào một đầu của sợi quang và phân tích các tín hiệu tán xạ, phản xạ ngược.

Tại sao bạn phải cần có một OTDR??

Kiểm tra cáp quang là điều cần thiết để tin rằng không có bất kì sự cố nào đang làm ảnh hưởng đến chất lượng truyền dẫn và bạn dễ dàng xác định chính xác nguyên nhân, vị trí nếu có sự cố.

Bạn cần quan tâm các yếu tố quan trọng của máy đo OTDR??

Bước sóng (Wavelengths):

  • 850 nm/ 1300 nm là bước sóng dùng cho sợi MM. (Multimode)
  • 1310 nm/ 1550 nm  và 1625 nm là bước sóng dùng cho sợi SM. (Single mode)
  • 1625 nm/ 1650 nm (có bộ lọc) dùng cho đo kiểm ngay khi sợi có tín hiệu. (live fiber)
  • Bước sóng CWDM (từ 1271 nm đến 1611 nm với khoảng cách bước sóng mỗi kênh 20 nm) để vận hành và khắc phục sự cố trên sợi SM truyền CWDM.
  • 1490 nm cho hệ thống FTTH (tùy chọn – khuyến nghị dùng bước sóng 1550 nm)

<<>>Thử nghiệm ở 1 bước sóng duy nhất giúp xác định vị trí lỗi. Nên sử dụng đa bước sóng (bước sóng kép) để phát hiện cả các điểm uốn cong trong lúc cài đặt và xử lý sự cố.

Dải động (Dynamic Range):

Dải động là một đặc tính quan trọng vì nó quyết định OTDR đo được bao xa, được biểu diễn bằng đơn vị decibels (dB). Phạm vi khoảng cách và phạm vi hiển thị thường gây hiểu nhầm vì phạm vi hiển thị là khoảng cách tối đa mà OTDR hiển thị khác với khoảng cách đo được.

Bước sóng 1310 nm 1550 nm 1310 nm 1550 nm 1310 nm 1550 nm 1310 nm 1550 nm
Dải động 35 dB 35 dB 40 dB 40 dB 45 dB 45 dB 50 dB 50 dB
Khoảng cách đo tối đa (điển hình) 80 km 125 km 95 km 150 km 110 km 180 km 125 km 220 km

<<>> (Khoảng cách đo OTDR thực tế còn phụ thuộc vào suy hao trên sợi và các liên kết trong sợi quang.)

Vùng mù (Dead Zones):

Vùng mù là đặc điểm quan trọng vì nó xác định khả năng của OTDR trong việc xác định 2 sự kiện có khoảng cách gần nhau được biểu thị bằng đơn vị mét (m).

  • Vùng mù sự kiện (EDZ): là khoảng cách ngắn nhất giữa 2 sự kiện mà OTDR có thể phân biệt được.
  • Vùng mù suy hao (ADZ): là khoảng cách tối thiểu sau một sự kiện phản xạ mà một sự kiện không phản xạ có thể đo được.

Độ rộng xung (Pulsewidths):

Mối quan hệ giữa giải động và vùng mù tỷ lệ thuận với nhau. Để đo được khoảng cách càng xa cần có độ rộng xung ánh sáng càng rộng. Khi dải động tăng, độ rộng xung tăng dẫn đến vùng mù tăng (các sự kiện gần nhau sẽ không thể phát hiện). Đối với khoảng cách ngắn nên sử dụng độ rộng  xung ngắn để giảm vùng mù, độ rộng xung được biểu diễn bằng đơn vị nano giây (ns)/ micro giây (us).

Ứng dụng đo qua bộ chia PON: để đo qua bộ chia quang sẽ có các model đặc biệt đo qua cả được các bộ chia quang, thông số vùng mù PON cũng rất quan trọng, được biểu diễn bằng đơn vị mét (m)

<<Tham khảo>> Công nghệ đo kiểm đa xung iOLM  của EXFO

730c 1

Một vài câu hỏi làm rõ ứng dụng của bạn:

  • Loại mạng bạn cần đo kiểm là loại nào? LAN, FTTH/PON, metro, long haul?
  • Loại sợi bạn cần đo kiểm? MM hay SM?
  • Khoảng cách lớn nhất bạn cần đo? 700m, 2km, 50km, 150km?

*********

Quý khách quan tâm sản phẩm, vui lòng liên hệ:

  • CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ VÀ DỊCH VỤ CÔNG NGHỆ T&M
  • Hotline: 0981.733.133
  • Email: vienthongtm@tm-tech.vn
  • Facebook: Viễn Thông TM
  • Tòa nhà HB, 154 Phạm Văn Chiêu, P9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh